Những lỗi thường gặp khi sử dụng đèn tích điện bằng năng lượng mặt trời và cách khắc phục

Xem Những lỗi thường gặp khi sử dụng đèn tích điện bằng năng lượng mặt trời và cách khắc phục

Đèn tích điện sử dụng nguyên liệu sạch như năng lượng mặt trời không còn quá xa lạ với mọi nhà. Tuy nhiên, giống như bất kỳ thiết bị gia đình nào, trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi hư hỏng, trục trặc cần sửa chữa. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lỗi thường gặp đối với đèn tích điện năng lượng mặt trời và cách khắc phục chúng một cách triệt để.
Những lỗi thường gặp khi sử dụng đèn tích điện bằng năng lượng mặt trời và cách khắc phục 1
Đèn tích điện năng lượng mặt trời ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Đèn sạc năng lượng mặt trời có cấu tạo khá đơn giản, đồng thời cũng hạn chế tình trạng cháy nổ, chập điện do sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên. Dù vậy bạn vẫn nên có những hiểu biết nhất định về loại đèn này để kịp thời xử lý tình huống hỏng hóc xảy ra.
 

  1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đèn tích điện năng lượng mặt trời

Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn tích điện năng lượng mặt trời giúp bạn dễ dàng và xử lý đúng các lỗi thường gặp ở loại đèn này. Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng:
Những lỗi thường gặp khi sử dụng đèn tích điện bằng năng lượng mặt trời và cách khắc phục 2
Cấu tạo của một chiếc đèn sạc năng lượng mặt trời
 

Cấu tạo của đèn sạc năng lượng mặt trời:

  • Tấm pin sạc năng lượng mặt trời là bộ phận quan trọng nhất của đèn. Tấm pin bao gồm các ô thiết kế đặc biệt để có thể hấp thu ánh sáng năng lượng chiếu sáng từ mặt trời, chuyển hóa chúng thành điện năng. Thông thường tấm đèn thu năng lượng này được hướng lên phía mặt trời, chiếu sáng trực tiếp vào để có thể thu được nhiều năng lượng nhất.
  •  Chức năng chính ngắt dòng điện khi bình sạc ăc quy đã đầy, năng lượng tích tụ từ tấm sạc sẽ được tích tụ lại bình sạc, khi đầy bình Controller có chức năng ngắt dòng điện, tránh tình trạng nạp quá tải nhanh hư bình có thể dẫn tới tình trạng cháy nổ bình. Ngoài ra bộ phân này còn có chức năng tự động bật và ngắt dựa trời sáng tối.
  • Battery: Bình lưu trữ điện năng để cung cấp cho đèn sáng
  • Đèn Led: Tùy từng loại đèn năng lượng mặt trời khác nhau mà số lượng bóng đèn chiếu sáng cũng khác nhau, có loại 16 bóng, 32 bóng…  thông thường các sản phẩm sẽ dùng đèn Led chiếu sáng siêu tiết kiệm, tăng tuổi thọ cho bóng đèn
  • Thân đèn: Tùy mỗi dòng đèn mà cấu tạo của chúng cũng khác nhau, có loại đồng khối, có loại có 2 tấm, sử dụng các chất liệu như nhựa cao cấp, nhôm mạ đồng, hợp kim nhôm….
  • Công tắc: Ngay phía sau đèn chúng ta thường thấy có 1 nút nhấn nhỏ, được dùng ngắt nguồn điện khi đèn không cần dùng hay bỏ trong thùng tối.

Nguyên lý làm việc của đèn năng lượng mặt trời

Tuy chúng có bề ngoài khác nhau nhưng cấu tạo đèn tương tự nhau do đó các dòng đèn Led năng lượng mặt trời có cùng nguyên lý hoạt động. Thiết bị chiếu sáng hoàn toàn tự động mà không cần tác động con người cụ thể như sau:

  • Ban ngày đèn tự ngắt, tấm sạc pin năng lượng mặt trời tự nạp năng lượng do ánh sáng chiếu vào tích tụ nạp vào bình sạc hoặc pin. Ánh sáng sẽ được tích tụ cho tới đủ năng lượng sẽ tự động ngắt.
  • Vào buổi tối, bình sạc hoặc pin sẽ cung cấp năng lượng cho đèn chiếu sáng vào ban đêm. Lúc này đèn sẽ được bật sáng khi trời tối, vào sáng ngày hôm sau đèn sẽ tự ngắt khi trời sáng.

Như vậy với cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời trên sản phẩm được ứng dụng rộng dãi ở các sân vườn, hành lang, cổng đèn ngõ, ở các khu vực công cộng, khu vui chơi ngoài trời…. Cơ chế hoạt động tự động đặc biệt hoàn toàn chống nước, chịu được mọi điều kiện thời tiết mưa gió môi trường khắc nghiệt, thiết kế mạch kín nên có thể lắp đặt mọi khu vực có ánh sáng chiếu vào, tiết kiệm điện năng hơn hẳn so với các dạng bóng đèn thông thường.

  1. Các lỗi thường gặp ở đèn tích điện và cách khắc phục

Dấu hiệu nhận biết đèn tích điện năng lượng mặt trời bị hỏng
Ánh sáng bị mờ: Đèn có pin cũ sẽ phát ra ánh sáng có công suất thấp hơn hay không rõ ràng như chiếc đèn mới.
Không chiếu sáng: Đây có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đèn đang hoạt động trước đó và đột nhiên không còn cung cấp ánh sáng thì có thể là do pin bị hết tuổi thọ, đèn bị hỏng…

Những lý do khiến đèn năng lượng mặt trời bị hỏng

Có nhiều lý do khác nhau khiến đèn năng lượng không hoạt động đúng cách mà không liên quan đến các bộ phận bên trong bị hỏng nặng. Bạn có thể kiểm tra xem những điều dưới đây để xác định xem thiết bị có cần phải tháo rời hay không.

Không nhận đủ ánh nắng trực tiếp từ mặt trời:

Đèn cần rất nhiều ánh sáng trực tiếp từ mặt trời để hoạt động tốt. Một trong những lý do đèn sân vườn mặt trời không hoạt động chính là chúng không nhận đủ ánh nắng do đặt không đúng vị trí hay tấm pin bị che bóng bởi các vật khác.
Nếu vào ban ngày, pin lưu trữ không được sạc đủ năng lượng điện do tấm pin hấp thụ ít ánh sáng mặt trời thì ban đêm đèn sẽ hoạt động ít hay không hoạt động được.
Để tận dụng tối đa năng lượng từ ánh sáng mặt trời, tấm pin được thiết kế bên trên hay tách rời với đèn phải được đặt theo góc độ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Mỗi giờ hấp thụ ánh sáng từ mặt trời, đèn sẽ chiếu sáng từ 1.5 đến 2 giờ. Bạn có thể thử di chuyển đèn đến nhiều vị trí khác nhau để có thể lựa chọn nơi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời khác.
Một giải pháp khác là chuyển đèn sang chế độ tiết kiệm điện (nếu thiết bị có chế độ đó), lúc này đèn sẽ phát ra ánh sáng mờ hơn nhưng lại chiếu sáng trong thời gian dài hơn.

Chưa bật công tắc

Nếu các con của của bạn khá tò mò, vô tình chạm vào đèn và chuyển công tắc của chúng sang chế độ tắt. Hãy kiểm tra lại và chắc chắn rằng tất cả các đèn đều có công tắc đang bật, để cho đèn năng lượng mặt trời hoạt động tốt.

Tiếp xúc với ánh sáng khác

Hầu hết các đèn ánh sáng mặt trời đều được trang bị bộ cảm biến quang để có thể phát hiện ánh sáng từ bên ngoài để bật tắt đèn một cách tự động mà không cần sự tác động thủ công của con người.
Đèn thường được thiết kế để hoạt động từ hoàng hôn đến bình minh, với bộ cảm biến quang này sẽ phát hiện nguồn sáng và kích hoạt để bật hay tắt thiết bị năng lượng mặt trời này.
Một lý do khiến đèn của gia đình bạn không hoạt động chính là đặt đèn ở gần khu vực được lắp đặt các nguồn sáng khác như đèn ngoài đường, đèn từ nhà hàng xóm, khiến cho thiết bị lầm tưởng là ban ngày và tắt đèn.
Nếu đèn không bật sáng hay tắt quá sớm thì bạn nên dùng vật gì đó che phủ bộ cảm biến quang để kiểm tra xem đây có phải là vấn đề hay không. Nếu sau khi thực hiện điều này, đèn bắt đầu hoạt động thì tốt nhất nên lắp đặt đèn ở vị trí tránh xa các nguồn sáng khác.

Bạn nên di chuyển đèn đến các khu vực tối hơn hay không tiếp xúc nhiều với ánh sáng từ đèn đường bên ngoài hay các thiết bị đèn được lắp đặt gần đó, từ đó đèn sẽ phát ra ánh sáng tốt hơn.

Chưa kéo tấm thẻ chắn trên pin

Những chiếc đèn năng lượng mới mua đôi khi được trang bị một tấm thẻ kéo trên chỗ đựng pin để ngăn chúng xả năng lượng trong khi vận chuyển. Bạn cần gỡ bỏ tấm thẻ này ra trước khi thử sạc đèn.

Bóng râm che khuất tấm pin

Bóng râm là một trong những nguyên nhân khiến đèn năng lượng mặt trời không thể sạc một cách tối ưu, từ đó vào ban đêm, chúng sẽ không hoạt động trong thời gian dài.
Ngoài ra, cây cối xung quanh khu vườn có thể phát triển lớn hơn và hình thành một bóng râm khá lớn, che đi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin năng lượng của thiết bị đèn.
Để tránh tình trạng này, bạn cần nên tỉa bỏ bớt cây cối xung quanh thường xuyên hay nhanh chóng đặt đèn xa với bóng râm để có thể hấp thụ năng lượng một cách tối đa.

Pin không sạc đầy

Đèn năng lượng mặt trời không thể sạc đầy cũng là một lý do khiến thiết bị đèn không hoạt động tốt. Điều này thường rơi vào những ngày nhiều mây, ngày ngắn hơn đêm hay vào những ngày lạnh, pin thường kém hiệu quả hơn trong việc lưu trữ năng lượng.

Trong khi vẫn để thiết bị bên ngoài dưới ánh sáng mặt trời, bạn tắt công tắc của đèn, để chúng không được sử dụng trong 48 đến 72 giờ và sau đó bật chúng lên. Đây là một cách để kiểm tra đèn và đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt.
Khi bạn mua đèn thì pin sạc thường được lắp đặt cố định bên trong. Sau từ 1 đến 2 năm (có trường hợp chỉ vài tháng), hiệu suất có nó sẽ suy giảm.
Một khi bạn nhận thấy thời gian chiếu sáng suy giảm đáng kể và độ sáng không còn rõ như trước nữa thì có lẽ là đã đến lúc thay pin sạc khác cho đèn năng lượng mặt trời.
Cách để kiểm tra xem pin sạc đã bị hư hay chưa là thử thay thế chúng bằng loại pin thông thường, để coi đèn có hoạt động không. Lưu ý nếu thử nghiệm đèn trong ngày, đừng quên che nó lại hay đặt đèn trong phòng tối để bộ cảm ứng kích hoạt bật thiết bị.

Đèn bị nước vào

Đa số đèn đều có chất liệu có khả năng chống thấm tốt. Tuy nhiên sau khi trải qua một cơn mưa lớn, có nước bám trên đầu đèn. Có loại đèn nước dễ thoát ra ngoài, có loại lại gây ảnh hưởng tới mạch bên trong, khiến đèn không hoạt động tốt.
Để phòng ngừa tình trạng còn vài giọt nước tích tụ bên trên đầu đèn, bạn có thể kiểm tra bằng cách tháo tấm bên trên bằng kim loại hay nhựa ra khỏi đầu đèn. Cũng có thể thử lau chùi phần dính nước của đèn, đem cất giữ vài ngày để làm khô đèn.

Tấm pin bị bẩn

Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên đỉnh đèn sẽ thường xuyên bị bám bụi bẩn và tích lũy dần theo thời gian, từ đó khiến chúng không hấp thụ được ánh sáng mặt trời.
Việc loại bỏ bất kỳ mảnh vụn bằng cách lấy ra hay sử dụng một miếng vải ướt mịn kết hợp với lượng nhỏ xà phòng để loại bỏ bất kỳ vết dơ nào. Sau khi rửa sạch, bạn cần dùng miếng vải khô sạch lau thật kỹ nước còn bám trên thiết bị.

Thông tin liên hệ


/*
//'; arcItem.href = 'https://www.facebook.com/kimdung.ta.58'; arcItem.color = '#567AFF'; arcItems.push(arcItem); var arcItem = {}; arcItem.id = 'msg-item-2'; arcItem.class = 'msg-item-zalo'; arcItem.title = 'Zalo Shop'; arcItem.icon = ''; arcItem.href = 'https://zalo.me/0981935669'; arcItem.color = '#2EA8FF'; arcItems.push(arcItem); var arcItem = {}; arcItem.id = 'msg-item-6'; arcItem.class = 'msg-item-sms'; arcItem.title = 'SMS'; arcItem.icon = ''; arcItem.href = 'sms:0981935669'; arcItem.color = '#1C9CC5'; arcItems.push(arcItem); var arcItem = {}; arcItem.id = 'msg-item-7'; arcItem.class = 'msg-item-envelope'; arcItem.title = 'Gửi Email'; arcItem.icon = ''; arcItem.href = 'mailto:[email protected]'; arcItem.color = '#FF643A'; arcItems.push(arcItem); var arcItem = {}; arcItem.id = 'msg-item-8'; arcItem.class = 'msg-item-phone'; arcItem.title = 'Gọi Ngay'; arcItem.icon = ''; arcItem.href = 'tel:0981935669'; arcItem.color = '#4EB625'; arcItems.push(arcItem); jQuery('#arcontactus').contactUs({ items: arcItems }); }); //]]>
document.addEventListener("DOMContentLoaded", function () { const items = document.querySelectorAll(".menu-item-has-children > a"); items.forEach(item => { item.addEventListener("click", function (e) { e.preventDefault(); // Ngăn không cho link hoạt động const submenu = this.nextElementSibling; if (submenu) { submenu.style.display = submenu.style.display === "block" ? "none" : "block"; this.parentElement.classList.toggle("open"); // Toggle lớp "open" } }); }); });