Xem BÍ KÍP GIỮ TRỌN DINH DƯỠNG THỰC PHẨM KHI NẤU ĂN
Mỗi loại thực phẩm sẽ thích hợp với các phương pháp nấu khác nhau để đảm bảo giữ lại được nhiều các chất dinh dưỡng và sinh tố có lợi nhất có thể. Hãy cùng tìm hiểu các cách nấu bằng bếp để nâng cao chất lượng mỗi bữa ăn nhé.
Luộc
Thích hợp cho các loại củ và hạt cần nhiều thời gian để làm chín như khoai tây, khoai lang hay đậu xanh, hạt sen, ngô ngọt. Nhưng đây không phải là cách nấu tốt với các loại rau mềm như súp lơ xanh hay giá đỗ vì các chất dinh dưỡng trong rau sẽ bị hòa tan vào nước. Nên giữ lại các nước luộc rau như một món canh, dùng để nhào bột hay như một thức uống giải khát vì nó chứa tất cả dinh dưỡng.
Ngay sau khi cắt rau, bạn nên nấu chúng ngay để các vitamin và khoáng chất trong rau vẫn còn đảm bảo. Khi rau, củ tiếp xúc với ánh sáng và không khí trong một thời gian dài, chất dinh dưỡng có thể bị phá hủy.
Một biến thể khác của luộc là ninh, được sử dụng nhiều nhất cho món hầm và nước sốt. Với phương pháp này, nhiệt độ từ khoảng 87°C đến 94°C (190°F & 200°F) là phù hợp.
Chần
Chần cũng tương tự như luộc, nhưng dùng lượng nước ít hơn ở nhiệt độ rất cao để rau chín nhanh mà vẫn giữ được dinh dưỡng, màu sắc và kết cấu. Do đó phương pháp này rất phù hợp với các loại rau mềm, có lá như rau muống, các loại rau cải (cải canh, cải ngọt, cải ngồng,…). Chần cà chua cũng sẽ giúp cho việc bóc vỏ dễ dàng hơn.
Hấp
Đây là phương pháp làm chín thức ăn bằng hơi khi đun sôi nước. Bằng cách này có thể giúp tránh thất thoát các vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm và rau vì không trực tiếp tiếp xúc với nước. Nhờ đó mà hương vị món ăn vẫn được giữ nguyên. Cà rốt, súp lơ và củ cải khi hấp sẽ giữ được nhiều hương vị khi hấp hơn là so với luộc. Cần lưu ý là tránh hâm nóng các loại rau củ đã nấu chín vì sẽ khiến cho các vitamin tiếp tục bị phá hủy.
Tuy nhiên, vì món hấp thường không được chế biến cùng chất béo nên một số vitamin và khoáng chất sẽ khó được cơ thể tổng hợp hơn. Thế nên, giải pháp trong tình huống này là hãy cho thêm dầu ô liu hoặc dầu dừa vào để tăng cường sự hấp thu chất dinh dưỡng.
Nấu với dầu
Đây là cách nấu có thể hơi nguy hiểm cho vòng eo của bạn khi chiên rán với quá nhiều dầu có thể khiến bạn phải cộng thêm 100 kcal cho mỗi bữa ăn.
Để hạn chế hấp thu các chất không tốt, bạn cần chú ý tránh các loại thực phẩm rán kỹ; mặc dù một số loại dầu ăn là tốt khi sử dụng trong chế độ ăn, (đặc biệt là các loại dầu ăn chứa chất béo không no chuỗi đơn như dầu ô liu ), tuy nhiên rán kỹ sẽ làm cho bữa ăn quá nhiều năng lượng, không còn chỗ cho những món có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn nhiều vitamin tốt nữa.
Xào
Xào là một trong những cách nấu nhanh và dễ nhất cho bữa tối trong tuần. Cách nấu này với thời gian ngắn và nhiệt độ cao giúp giữ trọn vẹn màu sắc và hương vị của món ăn. Một bí quyết cho bạn là hãy sử dụng dầu lạc hoặc dầu vừng (dầu mè) để tăng thêm hương vị ngon lành cho món ăn.
Muốn lượng nhiệt cao và nóng nhanh trong thời gian ngắn, tham khảo ngay các mẫu bếp đôi điện từ mới nhất của CHÍNH HÃNG SUNHOUSE tại đây
Áp chảo
So với chiên rán, áp chảo không cần đến quá nhiều dầu ăn và cũng tốt cho sức khỏe hơn.
Những loại rau củ thích hợp để áp chảo có cà tím vì khi hút dầu sẽ trở nên mềm và ngon. Nói đến áp chảo không thể bỏ qua món cá hồi áp chảo thần thánh. Thịt cá hồi philê sẽ rất ngon khi áp chảo với phần da quay xuống dưới, thêm một tép tỏi nghiền nát và một miếng chanh rồi nấu nhỏ lửa – đậy nắp kín.
Rim, kho
Rim, kho là hình thức nấu ăn với nước ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài, và thích hợp để nấu một số món như cá và trứng. Nhiệt độ từ 60°C đến 90°C (140°F & 190°F) là lý tưởng cho mọi món kho, rim.
Bếp gas luôn được đánh giá là phù hợp hơn cho các món rim, kho. Tham khảo các mẫu bếp gas CHÍNH HÃNG SUNHOUSE tại đây
3 giảm để giữ trọn dinh dưỡng khi nấu ăn
– Giảm lượng nước sử dụng trong nấu ăn: Trong các cách chế biến thì hấp tốt hơn luộc, nướng tốt hơn rán.
– Giảm thời gian nấu ăn: Do nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt, dễ bị phá hủy trong quá trình nấu, nên cần lưu ý thời gian nấu để tránh thất thoát chất dinh dưỡng. Để nấu nhanh hơn, có thể đậy vung khi đun nấu đồng thời giảm thời gian thực phẩm bị tiếp xúc quá lâu với nhiệt.
– Giảm diện tích bề mặt của thực phẩm tiếp xúc với không khí: nên cắt rau củ thành miếng to để làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, từ đó giữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nếu muốn xay hay nghiền nhỏ thức ăn, nên nghiền và xay nhỏ sau khi đã nấu chín, không nên nghiền xay trước khi nấu.
>> Tham khảo thêm các mẫu bếp gas, bếp điện từ đôi, bếp hồng ngoại điện từ CHÍNH HÃNG SUNHOUSE dùng cho nhà bếp trong năm 2019 tại: https://sunhouse.com.vn/thiet-bi-nha-bep
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Tòa nhà 7A, Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0968.688.076 – 0769.159.159
- Email: [email protected]
- Website: https://trumgiadung.vn