Xem Những lưu ý khi bày mâm ngũ quả ở 3 miền để đón một năm sung túc an vui
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết. Đây là hiện diện cho mong muốn của gia chủ trong năm mới, tượng trưng cho vạn vật dung hòa với 5 màu khác nhau: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Chưa có bất kỳ sách vở nào ghi lại nguồn gốc của mâm ngũ quả cũng như sự ra đời của nét văn hóa truyền thống này. Tuy nhiên, cứ đến Tết, không gia đình nào thiếu một mâm ngũ quả với đầy đủ năm yếu tố Ngũ hành để bày trên bàn thờ trang nghiêm.
Đầu tiên, mâm ngũ quả là tượng trưng cho vạn vật dung hòa cùng trời đất, với năm màu sắc khác nhau: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.
Ngoài ra “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc – Quý – Thọ – Khang – Ninh (Giàu có – Sang trọng – Sống lâu – Khỏe mạnh – Bình yên).
Theo quan niệm số 5 còn là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.
Tùy vào từng vùng miền mà có những loại quả khác nhau để bày trên mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa, tuy nhiên dù ở miền nào thì mâm ngũ quả cũng đều phải đảm bảo những lưu ý dưới đây:
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả của người miền Bắc không quan trọng là chỉ được bày đúng 5 loại quả, nhiều hơn cũng được nhưng phải đảm bảo có đủ 5 màu tương ứng: trắng, xanh, đen, đỏ, vàng. Cũng không có nguyên tắc sắp xếp trên mâm, chỉ cần bài trí chúng xen kẽ với nhau đẹp mắt là được.
Thường thấy nhất trên mâm ngũ quả miền Bắc là các loại hoa quả: Chuối (tượng trưng cho sự sum vầy) – Bưởi hoặc Phật thủ (sự may mắn, ngọt ngào) – Đào (sự thăng tiến) – Hồng (sự thành đạt) – Quất hoặc Quýt (sự sung túc, đa lộc).
Cách bài trí mâm ngủ quả truyền thống ở miền Bắc là nải chuối tiêu xanh ở dưới cùng đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác, cũng là sự nâng đỡ tất cả những gì tinh túy nhất. Chính giữa là quả bưởi, xung quanh là những loại quả khác được bày xen kẽ. Ngoài ra, vì miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa nên các loại quả có vẻ phong phú và đa dạng cho nên hầu như tất cả các loại quả đều có thể đặt lên bàn thờ, miễn sao trông đẹp mắt là được.
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Mâm ngũ quả của người miền Trung cũng không câu nệ số lượng hay chủng loại hoa quả. Nhưng vì điều kiện địa lý và khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai, bão lũ, gió Lào, hạn hán, lại thêm đất đai vốn cằn cỗi gây nhiều khó khăn cho trồng trọt sản xuất hơn nữa thời gian Tết thường rơi vào mùa Đông khắc nghiệt nên cây trái đặc sản nơi đây rất hiếm.
Mâm ngũ quả đơn giản của người miền Trung mang sự thành tâm với ông bà tổ tiên, có những loại quả màu sắc tươi sáng, tươi ngon. Cách bày biện cũng không câu nệ như miền Bắc, chỉ cần đầy đủ các loại quả như: Chuối, Bưởi, Mãng cầu (cầu chúc mọi điều như ý), Đu đủ (sự thịnh vượng, đủ đầy), Thanh long, Cam, Dưa hấu…
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
Trong số các cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất thì mâm của người miền Nam có nhiều quy cách cũng như sự kiêng kỵ nhất. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam chuộng dừa, mãng cầu, bưởi, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) thể hiện sự vững vàng.
Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
Một trong những điều kiêng kị đầu tiên trên mâm ngũ quả miền Nam chính là không bao giờ có trái chuối. Vì trong tên gọi của loại quả này có âm “chúi” thể hiện sự nguy khó. Bên cạnh đó, quả cam cũng không được có mặt vì câu “quýt làm cam chịu”. Quả lê và táo cũng tuyệt đối không được có vì nó giống với ý niệm lê la, làm ăn dễ đổ bể, thất bại.
Vì mỗi miền có một nét văn hóa cũng như quan niệm tâm linh khác nhau nên việc khác biệt về trang trí mâm ngũ quả là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn là người ở phương xa mà Tết này phải chuẩn bị mâm ngũ quả đơn giản nhưng vẫn ý nghĩa thì nên tham khảo các lưu ý trên, tránh làm mất lòng người bản địa.
Ngoài ra, có một số lưu ý chung để chọn các loại hoa quả cho một mâm ngũ quả đẹp mắt nhất, chơi được lâu nhất:
- Đối với chuối nên chọn nải còn tươi xanh tránh hiện tượng chuối chín sớm khi chưa hết tết. Quả chuối có dáng hơi cong, số lượng quả từ 12-16 quả.
- Với các loại quả khác cần xem xét kĩ độ tươi ở cuống (chọn quả còn nguyên cuống lá), không có vết dập.
- Không rửa quả để tránh quả bị hỏng, chỉ nên dùng khăn khô sạch để lau bụi bẩn.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Tòa nhà 7A, Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0968.688.076 – 0769.159.159
- Email: [email protected]
- Website: https://trumgiadung.vn