Ý nghĩa mùa vu lan và nguồn gốc ngày vu lan báo hiếu

Xem Ý nghĩa mùa vu lan và nguồn gốc ngày vu lan báo hiếu

Mùa vu lan báo hiếu là ngày lễ lớn của các tăng ni phật tử nhằm bày tỏ sự biết ơn của con cái với cha mẹ. Nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc ngày vu lan.

Nguồn gốc ngày Vu lan

Theo sự tích Phật giáo, mùa Vu lan báo hiếu xuất phát từ câu chuyện hiếu thảo của Bồ Tát Mục Kiều Liên cứu mẹ. Kinh Vu Lan có ghi lại, khi bồ tát Mục Kiều Liên đã tu thành chánh quả tưởng nhớ lại công ơn của mẫu thân nên dùng phép nhìn khắp trời đất. Ngài thấy mẹ mình phải sanh vào ngã quỷ, chịu nhiều đói khát do gây nghiệp ác nên đã đem cơm xuống tận cõi quỷ dâng lên cho mẹ.

Ý nghĩa mùa vu lan và nguồn gốc ngày vu lan báo hiếu

Nhưng do đói khát lâu ngày, bị hành hạ khổ sở, mẹ của Ngài đã dùng một tay che bát cơm lại và không chia sẻ cho các cô hồn khác nên khi thức ăn đưa lên miệng lại hóa thành lửa đỏ. Bồ Tát Mục Kiều Liên xót thương mẹ quay về tìm Phật để học cách cứu mẹ thì được Phật chỉ dạy: “Dù ông thần thông quản đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Theo lời Phật dạy, Ngài đã giải thoát được cho mẹ mình và cũng từ đó, những ai muốn báo hiếu cha mẹ cũng học theo cách này. Nguồn gốc ngày Vu Lan báo hiếu bắt đầu từ đó.

Ngày lễ Vu Lan là ngày bao nhiêu?

Ngày lễ Vu Lan thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 (15/7 Âm lịch). Đây là một ngày lễ lớn của Phật giáo nên cúng rằm tháng 7 thường cúng ở chùa trước rồi mới cúng tại nhà. Ngày lễ Vu Lan thường được làm vào ban ngày, đặc biệt tránh làm khi mặt trời đã lặn. Trong ngày lễ Vu Lan, mỗi người đều được cài một đóa hoa lên áo (những ai còn mẹ sẽ cài hoa hồng còn những ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng). Bông hoa như một lời nhắc nhở về tình mẫu tử thiêng liêng, tình thương và đức hi sinh của mẹ dành cho con.

Ý nghĩa mùa vu lan và nguồn gốc ngày vu lan báo hiếu 1 

Lễ Vu Lan được tổ chức rất lớn ở chùa, các phật tử tụng kinh Vu Lan để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với đáng sinh thành còn những người dân cũng làm lễ cúng cô hồn ở nhà để giúp những linh hồn đói khát, chịu nhiều dày ở dưới địa ngục bớt phần nào khổ đau. Mâm cúng cô hồn thường được bày nhiều đồ ăn, bánh kẹo, tiền vàng và các vật dụng cho người cõi âm.  

Nếu không biết cách bày mâm cúng cô hồn và những bài văn khấn cúng cô hồn, bạn có thể tham khảo bài viết: văn khấn cúng cô hồn 

Ý nghĩa mùa Vu Lan báo hiếu theo quan niệm Phật giáo

Mùa Vu Lan báo hiếu có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhỏ con cái phải nhớ tới công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, ông bà. Đồng thời, đây cũng là dịp thể hiện tinh thần nhân văn, nhân bản trong văn hóa Phật giáo: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Ngoài ra, tục cúng cô hồn trong mùa Vu Lan báo hiếu còn thể hiện tinh thần “từ bi hỷ xả”, “xá tội vong nhân”, thể hiện tình thương, sự cảm thông đối với những người đã từng có tội.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Tòa nhà 7A, Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0968.688.076 – 0769.159.159
  • Email: trumgiadungvn@gmail.com
  • Websitehttps://trumgiadung.vn
0/5 (0 Reviews)